Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 40 - 41 tuần tuổi

Sự phát triển của bé

Tuần thứ 40

Trung bình bé sinh ra ở tuần 40 nặng khoảng 3,4 – 3,5 kg và dài khoảng 51 – 52 cm.

Xương đầu bé khá mềm và chưa khớp với nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bé chui qua tử cung mẹ được dễ dàng hơn.

Thai nhi tuần thứ 40: Trung bình bé sinh ra ở tuần 40 nặng khoảng 3,4 – 3,5 kg và dài khoảng 51 – 52 cm. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Tuần thứ 41

Chiều dài của bé đến tuần này có thể không tăng thêm mấy, nhưng cân nặng của bé vẫn tiếp tục tăng. Bé có thể nặng đến hơn 3,6 kg.

Bé không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Đến lúc này, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về một số phương pháp hỗ trợ bạn sinh trong trường hợp bạn vẫn chưa chuyển dạ cho tới tuần tiếp theo. Điều này thực ra chỉ vì sự an toàn của con bạn và bản thân bạn. Bạn không nên quá lo lắng.

Thai nhi tuần thứ 41: Bé có thể nặng đến hơn 3,6 kg. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

Đến những tuần cuối cùng này, bạn nhận thấy mình không tăng cân nữa. Thậm chí có một số trường hợp, sản phụ còn giảm cân nhẹ khi chỉ còn 2 – 3 tuần cuối. Đó cũng có thể coi là một trong những dấu hiệu bạn sẽ chuyển dạ trong vòng khoảng 10 ngày tới.

Bé đang nằm sát vùng xương chậu của bạn và chèn ép mạnh vào bàng quang của mẹ. Do đó, bạn sẽ thấy rất khó chịu và thường xuyên phải đi tiểu. Tuy nhiên vì bé đã ổn định trong vùng chậu của bạn nên các áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi, giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Lúc này, bạn thường thấy rất mỏi mệt và khó ngủ, đặc biệt vì bụng bạn đã quá to. Tử cung bạn cũng mềm dẻo và đàn hồi hơn để chuẩn bị thích nghi cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Bạn có thể thấy bứt rứt và tê ở chân. Da bụng bạn cũng căng ra và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Bạn cũng sẽ thấy xuất hiện cơn “chuyển dạ giả vờ” với một loạt các cơn co ở lưng, vùng chậu và bụng dưới. Tuy nhiên, bạn nên nhận biết rằng, cơn chuyển dạ thật sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, qua vùng lưng dưới và sẽ lan tỏa ra toàn bộ tử cung.

Cơ thể bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ, thể hiện ở việc tiết dịch nhầy ở âm đạo. Trong vòng khoảng 1 tuần sau đó, nắp nhầy đậy tử cung sẽ mất đi (nắp nhầy này có tác dụng bảo vệ tử cung bạn khỏi bị nhiễm khuẩn trong suốt thai kỳ). Khi nắp nhầy mất đi, nó có thể vẫn nằm ở đấy đến trước khi bạn chuyển dạ khoảng 1 tuần. Nếu bạn thấy ra chất màu hồng, nâu ở quần lót thì nên thông báo cho bác sĩ.

Túi ối có thể vỡ bất cứ lúc nào kể từ tuần 37 trở đi. Thông thường, sản phụ có thể thấy từng đợt nước ứa ra khỏi cửa mình. Nhưng cũng có trường hợp nước ối ra rất ít, tuy nhiên nếu xuất hiện thêm các cơn co đều đặn thì bạn nên đến thẳng bệnh viện.

Bạn đang ở tuần cuối cùng của thai kỳ và bạn lo lắng mình có thể bị quá ngày. Tuy nhiên việc bạn bị quá ngày chỉ xảy ra khi bạn đã quá 42 tuần. Bạn cũng không nên quá lo lắng. Trên thực tế có rất nhiều sản phụ sinh lần đầu phải chờ đến 2 tuần sau ngày dự sinh mới chuyển dạ.

Những ngày tháng sắp tới, bạn sẽ vô cùng vất vả với việc chăm bé vì vậy lúc này, tốt nhất bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cũng nên để ý đến số lần bé cử động trong ngày. Dù bé không còn cử động nhiều nữa nhưng nếu số lần bé cử động trong ngày là ít hơn 10, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra nhịp tim của bé đề phòng trường hợp bé bị mệt.

Phương pháp tránh trường hợp trên xảy ra:

• Cúi người và dùng hai tay chống xuống đất.

• Cố làm giãn các cơ đáy chậu (các lớp cơ và mô nằm giữa âm đạo và trực tràng).

• Tập trung sức lực để thực hiện kỹ thuật hít thở.

• Cố chịu những cơn đau co thắt trong thời gian này.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Trong giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị cho những cuộc kiểm tra sau:

• Cuộc kiểm tra về tình trạng căng thẳng của các bà mẹ.

• Chỉ số dịch ối (AFI).

• Siêu âm ghi nhận tâm sinh lý của bà mẹ.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết những tình trạng có thể xảy ra như:

• Khả năng sinh non hay sinh muộn.

• Uống thuốc để kích thích sinh (có sự hướng dẫn của bác sĩ).

• Khả năng sinh bị cắt bỏ tử cung.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Khi đã chào đời, bé cần thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên, đó là kiểm tra APGAR. Bạn cũng đừng quá thất vọng vì hiếm có bé nào đạt được điểm số tuyệt đối ở phần kiểm tra này. Dù cuộc kiểm tra này là sự đánh giá đầu tiên của bé nhưng nó không cho chúng ta biết được sự thông minh hay hành vi của bé trong tương lai.

Cuộc kiểm tra APGAR là cuộc kiểm tra nhanh, kiểm tra tổng thể trẻ sơ sinh. Cuộc kiểm tra này có thể được thực hiện ngay sau khi bạn sinh bé. Điểm số được ghi nhận khoảng một hay năm phút. Nếu kiểm tra trong một phút mà bé có điểm số từ 7 – 10 thì điều này cho thấy bé cần được chăm sóc nhiều hơn sau khi chào đời. Còn trong cuộc kiểm tra 5 phút, nếu điểm số của bé khoảng 7 – 10 thì chúng ta nên yên tâm vì nó cho thấy bé rất bình thường.

6. Dành cho ba của bé

Bạn và vợ có thể tìm hiểu những phương pháp có ích khi vợ mình bắt đầu sinh con. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải gặp, nói chuyện với những người từng sinh con để rút kinh nghiệm hoặc gặp bác sĩ. Hầu hết những phương pháp này thường không mấy hiệu quả cũng như đôi khi nó an toàn và không an toàn.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay