Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 36 tuần tuổi

Bé đang lớn nhanh và sự chật chội của tử cung khiến bé bớt “hiếu động” hơn.

Sự phát triển của bé

  • Tuần này bé yêu của bạn nặng từ 2,6 – 2,7 kg, khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé “vươn vai” hay ngó ngoáy.

  • Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh, một phần do các lớp mỡ và một phần do sự phát triển mạnh của các cơ mút.

  • Các lớp lông tơ và chất gây bao phủ cơ thể bé trong suốt thời gian qua đã gần như sạch hẳn. Các chất này được bé nuốt vào bụng và trở thành phân xu tích tụ trong ruột bé.

  • Tóc bé có thể mọc dài đến 5 cm. Các móng tay, móng chân của bé cũng rất dài, vì thể bạn có thể sẽ phải cắt móng tay cho bé khi bé được vài tuần tuổi.

  • Lúc này thành tử cung và thành bụng đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít.
  • Thời điểm này bé cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. Gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.

  • Đến cuối tuần này, con bạn sẽ gần như được coi là đủ tháng. Đủ tháng nghĩa là bé được từ 37 – 42 tuần. Tất cả những bé sinh trước 37 tuần là thiếu tháng và sau 42 tuần là già tháng.

Thai nhi tuần thứ 36: Thời điểm này bé cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

  • Bạn cảm thấy cơ thể dường như đã căng hết cỡ, tử cung đã mở rộng gấp 1.000 lần so với lúc ban đầu và chạm tới tận xương sườn.

  • Sự lên cân của thai phụ lúc này thường đạt 11,5 - 13,5kg và từ giờ, bạn sẽ lên cân rất ít hoặc không lên cân cho tới khi sinh.

  • Khi bụng bầu lớn hơn, người mẹ dễ bị mất thăng bằng. Điều đó làm thai phụ dễ bị ngã nên phải cẩn thận.

  • Thai phụ có thể khó ngủ do thai đạp quá nhiều. Hãy ngủ nghiêng về một bên, dùng thêm gối hỗ trợ. Bạn cũng dễ bị ra mồ hôi nhiều hơn.

  • Đây là thời điểm bạn nên đến các trung tâm sản khoa để học các luyện thở vào các buổi chiều.

  • Đây cũng là lúc các ông bố tương lai có thể mát xa bụng vợ để “sợi dây” tình cảm cha con thêm gắn bó.

  • Một việc khác mà các bà mẹ nên học hỏi lúc này là học cách quấn tã - điều này sẽ giúp các bé mới chào đời cảm thấy an toàn, giống với trạng thái khi bé ở trong bụng mẹ.

  • Hãy mua một cặp áo ngực cho con bú nếu bạn chưa có.

  • Mặc dù mỏi mệt, nhưng bạn có thể có hứng thú với những việc dọn dẹp lặt vặt trong nhà. Tuy nhiên bạn nên tránh làm việc quá sức, làm bạn dễ bị sinh non.

  • Từ tuần 36 trở đi, bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi tuần một lần và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.

Những lời khuyên hữu ích

  • Lo lắng về quá trình sinh đẻ sắp tới cũng tạo nhiều áp lực cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên lên kế hoạch về việc sinh nở và chuẩn bị sẵn những gì cần mang theo lúc sinh. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng.

  • Thời điểm này cũng rất thích hợp để bạn thống nhất với bác sĩ phương pháp đẻ cho bạn (đẻ thường, đẻ không đau, rạch tầng sinh môn, đẻ mổ…). Nếu cần, bạn và gia đình cũng có thể tham quan trước bệnh viện nơi mình sẽ đẻ và tham khảo các dịch vụ cần thiết.

Những việc cần lưu tâm

  • Đây là tuần cuối cùng mà bạn có thể di chuyển bằng máy bay.

  • Ưu tiên lúc này là mua loại tã dùng 1 lần hay dùng nhiều lần.

  • Bảo vệ nệm bằng 1 miếng nhựa mềm trong trường hợp bạn quấn bé bằng tã vải và 1 miếng vải cũ dùng để thấm nước chảy ra.

Những lo lắng thường gặp

Cả nhà đang mong chờ ngày bé chào đời nhưng tôi không biết sự xuất hiện của bé có làm thay đổi gì các mối quan hệ không?

Sự xuất hiện của bé sẽ tạo ra sự thay đổi trong mỗi quan hệ. Bạn không chỉ là thành viên mà hơn thế, là một người mẹ. Và đó là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì có thể so sánh. Từ đây, cách ứng xử của 2 bạn không chỉ là quan hệ vợ chồng mà còn là vai trò của bậc làm cha làm mẹ.

 Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào tuần này, bạn cần chuẩn bị:

• Tiêm chống khuẩn cầu nhóm B.

• Thảo luận về việc xoay đầu thai nhi (EVC) nếu xuất hiện dấu hiệu sinh ngược.

• Biết về việc phải cắt bỏ cổ tử cung hay về việc xoay đầu thai nhi.

Chuẩn bị vào bệnh viện có lẽ là công việc khó khăn. Giờ đây, thai nhi của bạn đang ở tuần 36 và tốt hơn hết bạn nên chuẩn bị trước tất cả. Hãy gặp những phụ nữ từng sinh con và nghe lời khuyên của họ cho việc sinh con.

Sau đây là những điều các bà mẹ cần ghi nhớ để chuẩn bị cho bản thân:

• Thẻ bảo hiểm y tế.

• Miếng lót ngực – Bạn cần chuẩn bị dụng cụ này trước khi sinh con và cho con bú.

• Chuẩn bị đồ dùng – Chọn những đồ dùng thích hợp khi bạn đang mang thai 6 tháng.

• Băng vệ sinh – Nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi họ mang vật này.

Chuẩn bị cho bé:

• Ghế ngồi và miếng lót đầu cho trẻ sơ sinh – Bạn không thể rời khỏi bệnh viện mà không có những món đồ này, bao gồm cả tài liệu hướng dẫn sử dụng.

• Đồ dùng cho trẻ ở nhà.

• Tã cho trẻ sơ sinh.

 Để thai kỳ thoải mái hơn:

Nếu không cảm thấy thoải mái, các bà mẹ có thể dùng áo ngực dành cho bà mẹ cho con bú. Loại áo ngực này hỗ trợ cho bạn rất nhiều kể cả trước khi bạn sinh con. Bạn có thể mặc nó ngày nếu thấy thoải mái.

 Dành cho ba của bé:

Lúc này, bạn cần giúp vợ chuẩn bị hành lý để vào bệnh viện. Dưới đây là những đồ dùng bạn có thể chuẩn bị:

• Quần áo.

• Áo ngủ nếu ngủ qua đêm.

• Đồ tắm – Đây là đồ dùng khá quan trọng nếu bạn muốn vợ tắm trong quá trình mang thai hay sử dụng bể tắm lớn trong quá trình sinh con.

• Đồng hồ.

• Máy quay phim – Đảm bảo bạn có những đoạn băng ghi âm hay ghi hình, pin, ...

Tiền sản giật:

Tiền sản giật là tình trạng rất nghiêm trọng đối với sản phụ.

Triệu chứng: phù nề đột ngột (đặc biệt là phù mặt), đau bụng, nôn mửa, khó ở, huyết áp cao và nồng độ đạm trong nước tiểu.

Ngay khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay