Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Paroxetin

 Tên gốc: Paroxetin

Biệt dượcPAXIL

Nhóm thuốc và cơ chế: Paroxetin là thuốc chống trầm cảm tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh được dây thần kinh này giải phóng ra và được dây thần kinh khác hấp thu. Những chất dẫn truyền thần kinh giải phóng ra không được dây thần kinh khác hấp thu thường được hấp thu trở lại bởi chính dây thần kinh đã sản sinh ra nó (tái hấp thu). Nhiều chuyên gia cho rằng sự mất cân bằng trong lượng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau được giải phóng gây ra trầm cảm. Paroxetin ức chế tái hấp thu serotonin ở dây thần kinh đã giải phóng ra nó, nhờ đó lượng serotonin được các dây thần kinh khác hấp thu sẽ tăng lên. Paroxetin thuộc nhóm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), trong nhóm này còn có fluoxetin (PROZAC) và sertralin (ZOLOFT).

Kê đơn: có

Dạng dùng: viên nén (hình bầu dục) 10mg (màu vàng), 20mg (màu hồng), 30mg (màu xanh lơ) và 40 mg (xanh lá cây).

Bảo quản: ở nhiệt độ phòng 15-30oC.

Chỉ định: Paroxetin được chỉ định điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh và hoảng loạn.

Cách dùng: Paroxetin được dùng liều duy nhất mỗi ngày, thường vào buổi sáng. Cũng như tất cả các thuốc chống trầm cảm khác, tác dụng đầy đủ chỉ xuất hiện sau một vài tuần điều trị. Liều dùng điều trị rối loạn ám ảnh-cưỡng bách và hoảng loạn thường cao hơn điều trị trầm cảm. Liều thường được điều chỉnh để đạt được liều tối ưu. Bệnh nhân già, bệnh nhân suy nhược và bệnh nhân bị một số bệnh gan hoặc thận cần giảm liều vì họ chuyển hóa và đào thải thuốc chậm hơn nhiều, do đó dễ có nồng độ thuốc trong máu cao.

Tương tác thuốc: tất cả các SSRI, kể cả paroxetin, đều không nên dùng cùng với nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế monoamin oxidase (MAOI) [ví dụ isocarboxazid (MARPLAN), phenelzin (NARDIL), tranylcypromin (PARNATE) và procarbazin (MATULANE)]. Những phối hợp này có thể dẫn đến lú lẫn, cao huyết áp, run và tăng hoạt động. Loại tương tác này cũng xảy ra với selegillin (ELDEPRYL), fenfluramin (PONDIMIN) và dexfenfluramin (REDUX). Thuốc chống loét cimetidin (TAGAMET) làm tăng lượng paroxetin trong máu, có thể dẫn tới tác dụng phụ. Paroxetin làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân đang uống warfarin (COUMADIN) mặc dù chưa rõ cơ chế tương tác. Trytophan có thể gây đau đầu, buồn nôn, ra mồ hôi và chóng mặt khi dùng cùng với SSRI. Phenytoin (DILANTIN) và phenobarbital có thể làm giảm lượng paroxetin trong cơ thể, dẫn đến giảm tác dụng của thuốc.

Đối với phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ về paroxetin trên phụ nữ có thai.

Đối với bà mẹ cho con bú: chưa rõ liệu paroxetin có tiết ra sữa mẹ hay không.

Tác dụng phụ: tác dụng phụ đáng lưu ý hay gặp nhất liên quan với paroxetin là lo âu, ra mồ hôi, buồn nôn, chán ăn, buồn ngủ, chóng mặt, mất ngủ và rối nhiễu hoạt động tình dục nam. Khô miệng xảy ra ở 18% số bệnh nhân uống Paxil. Một số bệnh nhân bị các triệu chứng cai khi ngừng liệu pháp SSRI như paroxetin. Các triệu chứng cai có thể bao gồm chóng mặt, ngứa, mệt mỏi, mơ nhiều màu sắc, kích thích hoặc tâm trạng chán nản.

(Theo cimsi)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay