Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 34 tuần tuổi

Quá trình tăng trưởng tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 43,7cm (tính từ đầu tới chân). Vào lúc này, bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” và sẽ còn có thể tiếp tục thay đổi tư thế.

Sự phát triển của bé

  • Bé yêu đang tăng cân rất nhanh. Đến tuần này, bé có thể nặng từ 2,1 – 2,2 kg. Tổng chiều dài cơ thể bé có thể đạt đến 45 cm.. Bé đã sẵn sàng để chui ra ngoài - đầu bé đã chúc xuống dưới.

  • Bé trông bụ bẫm hơn với các lớp mỡ tích tụ dưới da. Làn da của bé cũng bớt đỏ và mịn, ít nhăn nheo hơn.

  • Các bác sĩ sẽ bắt đầu lưu ý đến vị trí bé nằm trong những tuần sắp tới vì một số bé có thể quay 180o (đầu lại quay lên trên) bất cứ lúc nào trong giai đoạn này.

  • Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau... để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp.

  • Các nơ ron thần kinh trong não bé rất phát triển, giúp bé hoàn thiện các giác quan của mình. Đặc biệt, con ngươi trong mắt bé đã co giãn được, giúp bé nhận ra được các hình thù.

  • Nếu lúc này bạn sinh non, con bạn hoàn toàn có thể tự ổn định cuộc sống mà không cần đến sự trợ giúp của các thiết bị y tế. Cũng có thể, bé sẽ phải thở ôxy trong một vài ngày đầu. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì đáng lo lắng cho sức khỏe của bé.

Thai nhi tuần thứ 34: Bé trông bụ bẫm hơn với các lớp mỡ tích tụ dưới da. Làn da của bé cũng bớt đỏ và mịn, ít nhăn nheo hơn. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của người mẹ

  • Nếu lần đầu tiên làm mẹ, đầu của bé có thể đã lọt xuống hố chậu và thúc vào tử cung. Nếu là lần mang thai tiếp theo thì điều này có thể chỉ xảy ra 1 tuần trước khi chuyển dạ và đôi khi chỉ xảy ra cho tới khi bắt đầu chuyển dạ.

  • Nếu bạn cảm thấy bé đạp thấp hơn nhiều so với bụng và xương chậu thì có thể bé đã nằm ngược, nhưng bạn có thể yên tâm, bé sẽ quay đầu lại trước khi chào đời.

  • Rốn của bà bầu lúc này nhô hẳn lên phía trên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vì thế, nên che chắn hoặc băng phần rốn bị nhô lên.

  • Bạn lưu ý rằng chân, tay, mặt và mắt cá chân có thể hơi phù nề. Đây là tình trạng giữ nước của cơ thể và nó thường sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ấm và vào cuối ngày. Nguyên nhân là do giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm cơ thể giữ nước.

  • Để giảm phù nề, các bác sỹ khuyên các bà bầu cần uống nước thường xuyên và đều đặn, không những tốt cho nước ối, thai nhi, mà người mẹ cũng bớt cảm thấy khó chịu hơn.

  • Ngăn ngừa hiện tượng giữ nước của cơ thể, các bà bầu hãy ăn nhiều tỏi, hành tây và mùi tây – tuy nghe có vẻ kỳ lạ nhưng những loại củ, quả nhiều mùi này lại rất có tác dụng đấy.

  • Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt phù, sưng húp thì nên gọi cho bác sĩ ngay, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Kế hoạch ưu tiên

  • Hãy làm cho cuộc sống trở nên đơn giản. Hãy “kiểm kê” lại mọi thứ trước khi đi mua sắm. “Nhắm” xem ai sẽ là người nấu nướng cho bạn trong những tuần đầu sau sinh.

  • Luôn mang theo số điện thoại của người thân, bác sĩ, hàng xóm và cả bệnh viện nơi bạn sinh.

  • Sắp xếp công việc để chăm sóc bé lớn trong khi mẹ đang bận với bé vừa sinh. Vật nuôi sẽ tiếp tục ở lại hay gửi nhà ai đó...?

  • Vấn đề tài chính cũng cần được lưu ý lúc này để khi sinh song, sản phụ không phải lo lắng nhiều.

Lời khuyên hữu ích

“Khi tôi cảm thấy buồn chán, tôi nằm xuống và xoa bụng. Và rồi, bé bắt đầu hưởng ứng. Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên vì tôi có thể cảm nhận sự hiện diện của bé”, một thai phụ chia sẻ.

Những việc cần lưu tâm

  • Hai bầu ngực của thai phụ đã bắt đầu tiết sữa? Xử trí như thế nào với tình trạng rỉ sữa non khi đang mang thai?

  • Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn và làm gì để khỏi bị được.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào thời gian này nhiều bác sĩ bắt đầu xem xét các thông tin sau với bệnh nhân:

• Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B

• Các dấu hiệu nguy hiểm và đề phòng

• Địa điểm của phòng cấp cứu và lối vào khu vực đau đẻ và sinh

• Bộ hồ sơ đăng ký trước

• Các chọn lựa kiểm soát cơn đau

• Sinh mổ (nếu cần)

• Các phương pháp kiểm soát sinh sản sau khi sinh

• Lịch khám cho thời gian còn lại của thai kỳ và sau khi sinh

Bạn cũng nên hiểu biết các thuật ngữ khác nhau mà bác sĩ và nhân viên bệnh viện sẽ sử dụng trong thời gian đau đẻ và sinh. Hãy xem danh sách Thuật ngữ Đau đẻ và Sinh đẻ cần biết.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn có thể đã học hỏi một số điều cơ bản trong lớp sinh con rồi, nhưng chúng tôi sẽ dành một ít thời gian để xem lại một số thông tin này. Có ba giai đoạn đau đẻ:

• Giai đoạn đầu: bắt đầu từ lúc đau đẻ thực sự và kéo dài đến khi cổ tử cung mở rộng đến 10 cm. Thông thường một phụ nữ sẽ đến bệnh viện khi cô ấy đã bước vào giai đoạn đau đẻ thực sự (các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút).

• Giai đoạn hai: tiếp tục đến sau khi cổ tử cung giãn đến 10 cm đến khi sinh ra bé.

• Giai đoạn ba: liên quan đến việc đẩy nhau thai ra và là giai đoạn ngắn nhất. Thường mất 5 đến 30 phút để đẩy nhau thai ra.

Tuần vừa qua chúng ta đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ. Một trong những cách tốt nhất để tránh rạch âm hộ và chuẩn bị cơ thể bạn cho việc sinh bé là xoa bóp đáy chậu. Phần lớn bác sĩ khuyên bắt đầu việc này vào tuần 34. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách xoa bóp đáy chậu.

Dành cho ba của bé

Một điều hữu ích bạn có thể đem lại cho mẹ bé là giúp cô ấy xoa bóp đáy chậu. Kiểu xoa bóp này có thể giúp kéo giãn các cơ đáy chậu để tránh phải rạch âm hộ. Hãy nhớ điều này không phải là một hoạt động tình dục mà là tập luyện giúp việc đau đẻ của cô ấy dễ dàng hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các hướng dẫn cụ thể để xoa bóp đáy chậu an toàn và hữu ích. Bạn và cô ấy có thể sắp xếp thời gian để làm bài tập luyện này vài lần một tuần cho đến ngày đau đẻ.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay