Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 26 tuần tuổi

Sự phát triển của bé

  • Bé lúc này nặng gần 7,6 -8 gram và cao xấp xỉ 35cm từ đỉnh đầu đến gót chân.

  • Mắt bé đã mở. Màu mắt của bé đã được xác định: nâu hay đen. Lông mi của bé ngày một dài.

  • Ở tuần này, các mạch máu trong tai bé đã phát triển, điều đó có nghĩa là bé nghe và phản ứng với tiếng ồn cả trong bụng mẹ lẫn tiếng ồn từ thế giới bên ngoài.

  • Phổi của bé cũng rất phát triển với các túi khí trong phổi. Bé tiếp tục duy trì việc hít những quãng ngắn trong dịch ối – một hoạt động rất tốt, giúp bé sau này thích nghi được với không khí bên ngoài ngay từ khi mới sinh ra.

  • Nếu bé yêu của bạn là con trai, tuần này hai tinh hoàn của bé sẽ tụt xuống bìu. Quá trình này sẽ mất khoảng 2 – 3 ngày.

  • Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ sẽ đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để tìm các chứng có thể gặp trong giai đoạn bầu bí như tiền sản giật và tiểu đường.

Thai nhi tuần thứ 26: Mắt bé đã mở. Màu mắt của bé đã được xác định: nâu hay đen. Lông mi của bé ngày một dài. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

  • Bạn đang dần tăng trọng lượng, ở mức khoảng 0,5kg một tuần. Cách tăng cân lý tưởng nhất là bạn tăng dần dần và đủ để em bé tăng cân trong ba tháng cuối của thai kỳ. Thật kỳ lạ là vì việc bạn tăng cân cũng có mối liên hệ ít nhiều tới việc tăng kích thước của em bé.

  • Một số bà bầu lúc này cảm thấy chập chờn khó ngủ, ngủ không ngon giấc do gặp những giấc mơ gây sợ hãi. Điều này là bình thường bởi vì khi ngủ, tiềm thức ẩn chứa những lo âu về thai sản và làm mẹ được đánh thức.

  • Việc khó ngủ còn do chiếc bụng quá cỡ. Vòng 2 ngày một tròn cũng làm cho tư thế nằm của bà bầu luôn cố định, chẳng bao giờ được thoải mái. Nằm nghiêng lúc này chắc chắn sẽ dễ chịu hơn là nằm thẳng.

Lời khuyên hữu ích

  • Để giảm bớt chứng táo bón, các bà bầu nên ăn sữa chua và uống nhiều loại nước.

  • Nên tham gia lớp tiền sản:

Hầu hết các bà bầu đều có chung những lo lắng giống nhau về việc tăng cân quá nhiều, về sự an toàn của em bé, về việc “quan hệ” vợ chồng, về sự phát triển và lớn lên sau này của con…

Việc tìm những người đang ở trong giai đoạn này giống bạn để chia sẻ về những thay đổi cơ thể như những vết rạn ở núm vú, các vết rạn da, việc khó ngủ… để bạn thấy rằng mình cũng giống nhiều người và không hề cô đơn.

Thời gian này bạn nên tham gia vào các lớp học tiền sản để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn sinh con sắp tới. Nên rủ chồng bạn đi cùng để anh ấy hiểu hơn về quá trình mang thai của vợ, về cách chăm sóc con cái, gặp gỡ các ông chồng khác để chia sẻ về quá trình vợ mang thai.

Quan hệ cộng đồng

Nỗi lo lên cân quá nhiều hay chưa lên đủ số cân nặng? Bạn không đơn độc. Hãy trao đổi với các bà mẹ đã từng sinh con. Rồi bạn sẽ thấy an tâm khi mình cũng chỉ nằm trong số đông đó.

Những việc cần lưu tâm

  • Đây là thời điểm các bà bầu có thể chiều chuộng bản thân bằng một chương trình chăm sóc sắc đẹp nào đó.

  • Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ cao nhất trong 3 tháng cuối.

Những lo lắng thường gặp

  • Tôi sắp làm mẹ và tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Vào buổi tối, chân tôi thường sưng nề. Làm thế nào để tránh được tình trạng sưng nề này?

  • Ngồi ở bất cứ tư thế nào mà quá lâu đều có thể làm chân và mắt cá chân sưng nề, dễ bị chuột rút. Để lưu thông máu được tốt, hãy đi bộ quanh văn phòng sau mỗi 2 tiếng và làm một số động tác co duỗi. Nếu bạn ngồi hay đứng thì hãy duỗi chân, co gập chân để để thư giãn cơ. Khi bạn ngồi, nên luân phiên đổi chân và nên đặt chân lên 1 ghế phụ. Hạn chế vắt chéo chân khi ngồi.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Trong kỳ khám thai lần tới bạn nên chuẩn bị cho các xét nghiệm và các vấn đề sau:

• Thử máu nhiều lần

• Xét nghiệm yếu tố RH

• Xét nghiệm lượng đường trong máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong kỳ thai nghén

• Chế độ ăn sau khi sinh và hồi phục

• Ngân hàng máu

• Các cơn co tử cung Braxton-Hicks (làm bụng tê cứng)

Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ thích ăn cá, nhưng trong thai kỳ có những loại cá "nên ăn" và những loại cá "không nên ăn".

Dưới đây là một danh sách mẫu các loại cá nên ăn khi mang thai:

• Cá vược

• Cá da trơn

• Cá tuyết

• Cá bơn

• Cá rô nước ngọt

• Cá hồi

Các loại cá không nên ăn gồm:

• Cá nhám

• Cá kiếm

• Cá thu

• Cá ngừ nước ngọt

• Cá vược biển

• Cá chẽm biển

• Cá tiếp xúc với các chất ô nhiễm công nghiệp

• Sò ốc sống

Điều quan trọng cần nhớ là bạn không nên ăn bất kỳ loại cá nào nhiều hơn 340g (12 ounces) trong một tuần.

Dành cho ba của bé

Khi vợ mang thai đến cuối tháng thứ sáu, cô ấy có thể bắt đầu cảm thấy mình kém hấp dẫn. Sẽ rất quan trọng nếu bạn cho nàng biết nàng thật sự đáng yêu ra sao. Hãy đặc biệt cố gắng trong tuần này và làm cô ấy cảm thấy mình đặc biệt bằng cách hẹn hò với nàng hay đưa nàng ra phố.

Vào tuần thứ 25 các hướng dẫn chăm sóc móng chân tay đã có rồi, nhưng bạn cũng có thể lên lịch hẹn một ngày ở spa hay một buổi làm đẹp nho nhỏ. Hoặc có thể mua cho nàng một bộ đồ mới. Chỉ có điều phải đảm bảo là nàng mặc vừa!

 

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay