Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 29 tuần tuổi

Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần tối đa 42 tuần).

Sự phát triển của bé

  • Đến tuần thứ 29, bé yêu của bạn sẽ nặng khoảng 1,1 kg và “cao” khoảng 38cm.

  • Đôi mắt đã tụt vào đúng vị trí ở hốc mắt và có thể phản ứng với ánh sáng và bóng tối. Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục.

  • Lớp mỡ vẫn tiếp tục dày thêm dưới da của bé. Các cơ và phổi bé tiếp tục trong quá trình hoàn thiện.

  • Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ.

  • Đầu bé to ra, chứa bộ não đang ngày một phát triển (tuy nhiên, đầu bé ngày càng cân đối so với kích thước cơ thể). Bộ não bé cũng đã bắt đầu điều khiển được những hơi thở đầu tiên.

  • Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy - không ai giống ai cả mà.

  • Để đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên của bé, bạn cần phải bổ sung thêm protein, vitamin C, acid folic và sắt. Yêu cầu phát triển xương khiến bé cần canxi hơn bao giờ hết (khoảng 200 - 250 miligram canxi mỗi ngày), do đó bạn cần đảm bảo uống đủ sữa và có thể bổ sung thêm canxi bằng pho mát, sữa chua hay nước cam.

Thai nhi tuần thứ 29: Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

  • Giai đoạn cuối cùng của thai kỳ có thể xem là giai đoạn quan trọng nhất, kể từ khi tinh trùng gặp trứng đến giờ, cơ thể của em bé lúc này là phát triển hoàn chỉnh nhất, đã là một bào thai hoàn thiện.

  • Bạn đã chính thức bước vào giai đoạn nghỉ ngơi,chuẩn bị cho thời khắc quan trọng nhất. Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 29 và kết thúc ở tuần 40 và có thể lâu hơn thế (Đừng lo lắng nhé, tối đa là 42 tuần cơ mà. Nếu sau 42 tuần mà không có dấu hiệu gì thì sẽ được chỉ định sinh). Hầu hết các thai phụ sẽ tăng trung bình là 5kg trong suốt 3 tháng cuối.

  • Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.

  • Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ - sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

  • Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.

  • Nếu trước đó, bạn chỉ khám khoảng 1 tháng 1 lần thì từ giai đoạn này trở đi, bạn phải đi khám bác sỹ thường xuyên hơn, và càng đến những tuần cuối thì mật độ càng dày lên.

  • Bạn cũng nên chuẩn bị lựa chọn bệnh viện để sinh nở, chuẩn bị thủ tục đăng ký và mua sắm dần các dụng cụ mang vào viện khi sinh, gói gọn vào và để sẵn sàng cho lúc lâm bồn.

Lời khuyên hữu ích

Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.

Những việc cần lưu tâm

Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.

Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 - 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 - 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.

Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.

Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.

Những lo lắng thường gặp

Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào? Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:

  • Mát xa trong quá trình chuyển dạ.

  • Học kiểm soát hơi thở.

  • Học cách thư giã.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

 

Một số phụ nữ có thể được yêu cầu điều mà họ mô tả là “những yêu cầu kỳ lạ” từ các bác sĩ. Các yêu cầu này có thể là tránh một số hoạt động nhất định hay lời khuyên nằm nghỉ hoàn toàn trên giường. Nếu bạn không hiểu hay có thắc mắc, hãy đề nghị bác sĩ nói rõ yêu cầu. Hãy hỏi về những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn làm theo hay không làm theo lời khuyên của bác sĩ để hiểu rõ về tất cả các chọn lựa này.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Nữ hộ sinh là một chuyên gia được huấn luyện về sinh sản và họ hỗ trợ cho người phụ nữ đang chuẩn bị sinh, đang sinh, hay vừa mới sinh con về mặt tâm lý, phương pháp và các thông tin. Nữ hộ sinh giúp người mẹ sinh con dễ dàng và an toàn, dù người mẹ muốn sinh thường hay sinh mổ. Trong khi sinh, nữ hộ sinh thường trực kế bên người mẹ. Họ đem lại sự dễ chịu bằng các kỹ thuật xoa dịu cơn đau, như hít thở, thư giãn, xoa bóp và hướng dẫn các tư thế sinh nở. Các nữ hộ sinh cũng khuyến khích chồng bạn tham gia và ủng hộ bạn. Nữ hộ sinh không thể thay thế vị trí của chồng bạn khi bạn sinh nhưng họ sẽ giúp chồng bạn biết nên làm gì.

Bạn có cần một nữ hộ sinh không? Có một nữ hộ sinh giúp đỡ trong thời gian sinh nở có những lợi ích rất to lớn. Hãy tìm cho mình một nữ hộ sinh có kinh nghiệm.

Dành cho ba của bé

Khi vợ đang lập kế hoạch cho việc sinh nở và ai sẽ có mặt trong lúc sinh, đây là lúc để bạn bày tỏ mong muốn được có mặt trong lúc vợ sinh nở. Bạn có thể là người hỗ trợ duy nhất hay bạn có thể muốn thuê một nữ hộ sinh để giúp cả hai trong quá trình sinh nở.

Một số điều cần cân nhắc là:

• Bạn có dễ buồn nôn không?

• Bạn có muốn là người hỗ trợ chính cho vợ không?

• Bạn có đồng ý đến các lớp hướng dẫn sinh con và học hỏi tất cả những gì bạn cần để có thể hỗ trợ tốt không?

Một người mẹ sắp sinh cần biết trước kế hoạch sinh nở và cô ấy có thể trông đợi gì ở bạn. Thảo luận vào lúc này giúp bạn có thời gian để thực hiện, thu xếp nếu cần, và bảo đảm là bạn và vợ cảm thấy đã sẵn sàng cho việc sinh con.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay