Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 27 tuần tuổi

Do bé lớn rất nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của bé

  • Bé lúc này đã “cao” khoảng 35,6cm; nặng khoảng 9 lạng. Mí mắt đã có thể khép mở và võng mạc bắt đầu hình thành. Nếu có thể “ngắm” bé lúc này, bạn sẽ thấy tròng mắt đen láy qua mí mắt đang khép.

  • Ở thời điểm này, nếu chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu. Đó là vì thị lực của bé đã bắt đầu phát triển.

  • Thính giác của bé tiếp tục phát triển. Ngoài việc nhận ra được giọng nói của bố và mẹ bé, bé cũng bắt đầu lắng nghe các tiếng động xung quanh. Tuy nhiên âm thanh có thể bập bõm do tai của bé đang bị các chất gây bảo vệ bao phủ.

  • Khả năng hưởng ứng với âm thanh sẽ được hoàn thiện vào cuối tháng thứ 7, khi mà các dây thần kinh “dẫn” tới tai hoàn chỉnh.

  • Hoạt động của bộ não cũng đã xuất hiện nhiều hơn, phổi cũng phát triển hơn. Bé thích mút các ngón tay.

  • Bé cũng đã bắt đầu có những hơi thở ngắn dù chỉ thở trong nước, hoàn toàn không có không khí. Đây là một cách luyện tập cho thời điểm chào đời sắp tới.

Thai nhi tuần thứ 27: Thính giác của bé tiếp tục phát triển. Ngoài việc nhận ra được giọng nói của bố và mẹ bé, bé cũng bắt đầu lắng nghe các tiếng động xung quanh. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

  • Do bé lớn quá nhanh và não bộ cũng cực kỳ phát triển trong giai đoạn này nên dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng. Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau quả và ngũ cốc. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên vỏ lụa, đậu lăng và nếp cẩm - đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin nhóm B và giúp giảm táo bón.

  • Những lớp học tiền sinh cũng thường được khởi động sau 1 vài tuần nữa nếu bạn chưa từng học. Các lớp học này sẽ cung cấp cho người mẹ những thông tin hữu ích và đầy đủ về quá trình sinh nở và những ngày đầu mới là mẹ. Hãy lưu giữ thông tin này để có thể vận dụng nó ngay khi bạn cần. 

  • Bạn đang tiến gần đến giai đoạn nghỉ ngơi - 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Ở thời điểm này, huyết áp có thể tăng nhẹ nhưng nếu tăng cân nhanh, mắt mờ, tay chân đột ngột sưng phù thì rất có thể bà bầu đang bị tiền sản giật. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi thấy những triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng đừng chủ quan nếu thấy có những biểu hiện lạ.

  • Nếu bị nhiễm nấm âm đạo, các bà bầu nên đi kiểm tra. Nếu nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B thì cũng đừng vội lo lắng. Đây là một dạng viêm nhiễm rất thường gặp và sự chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi

Lời khuyên hữu ích

Để thư giãn cơ thể, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm. Có thể thêm một vài giọt tinh dầu để tăng thêm sự sảng khoái.

Nếu bạn ít tập luyện thể dục trong vài tháng qua thì thời điểm này cũng không phải là quá muộn để bắt đầu thực hiện đâu. Việc tập luyện thể dục không những giúp máu lưu thông, cung cấp lượng oxy cần thiết cho em bé và làm giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.

Bạn không nhất thiết phải tham gia vào một lớp tập thể dục, luyện cơ bụng… Chỉ cần tập đi bộ và bơi lội (bơi lội là một phương pháp tập luyện tuyệt vời bởi bụng bạn được nước nâng đỡ và massage, bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều). Tránh tập luyện nặng nhọc, làm các động tác khó như tập thể dục nhịp điệu chẳng hạn.
Thai nhi lúc này đã có chiều dài khoảng 37cm và nặng gần 760g.

Nếu không có thời gian, bạn hãy tranh thủ tập khi làm các công việc hàng ngày như tập ngay tại nơi làm việc, đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, tăng cường đi bộ càng nhiều càng tốt.

Luôn phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện khi mang thai, đặc biệt là khi bạn gặp các biến chứng, như chảy máu, cao huyết áp hoặc bệnh tim.

Sinh hoạt cộng đồng

  • Đồ dùng cho bé sẽ “ngốn” của bạn một khoản tiền kha khá nhưng đau đầu hơn là bạn sẽ “ngợp” trước vô số những lựa chọn. Tuy nhiên, không cần thiết phải sắm đủ mọi thứ theo một bảng khuyến nghị có sẵn nào đó.

  • Hỏi kinh nghiệm từ những bà mẹ từng sinh trước đó sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá.

Những việc cần lưu tâm

  • Nếu thuộc trường phái ăn chay, cần chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác.

  • “Rạch” một chút vùng kín trong quá trình chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh thường trở nên dễ dàng, kiểm soát được đường rách, tránh phải khâu nhiều, được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Những lo lắng thường gặp

Sinh mổ gồm những bước nào?

Tuần thai này bạn nên làm gì?

 

Nếu bạn chưa thu xếp học các lớp về sinh con, đây là lúc để làm điều đó. Hãy nhớ rằng bạn phải học xong các lớp này khi hết tuần 37 của thời kỳ mang thai. Trao đổi với bác sĩ của bạn về nơi mở khoá học này.

Nếu bạn là người mẹ nuôi con một mình, bạn có thể nhờ bạn bè, các thành viên trong gia đình, hay nữ hộ sinh làm bạn đồng hành cùng bạn, hay bạn có thể tham dự một lớp đặc biệt cho phụ nữ nuôi con một mình.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Đây là lúc thích hợp để sắm sửa những thứ cần thiết cho con của bạn. Hãy trò chuyện với mẹ bạn - người đã từng ở trong hoàn cảnh bạn hiện nay - để xem mẹ bạn khuyên mua những loại sản phẩm nào. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với một bác sĩ khoa nhi để xem bác sĩ khuyên bạn ra sao. Có nhiều chọn lựa nhưng phải phù hợp với bạn và hoàn cảnh bạn.

Dành cho ba của bé

Khi người phụ nữ của bạn trải qua những tuần cuối của thời kỳ mang thai, sẽ có vài việc nhà trở nên khó khăn và nguy hiểm nếu cô ấy phải làm. Hãy giúp đỡ cô ấy với những việc như đặt đồ đạc lên kệ cao và kỳ cọ bồn tắm hay bồn cầu. Những cử chỉ nhỏ này có thể làm vợ bạn rất vui.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay