Về chúng tôi

Mạng Yhocsuckhoe.com được điều hành bởi Dược phẩm Davinci Pháp. Chúng tôi luôn nỗ lực góp phần mang lại những giá trị thiết thực vì sức khỏe cộng đồng  Việt.

Thai nhi 31 tuần tuổi

Trong khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.

Sự phát triển của bé

  • Tuần này bé yêu của bạn có thể nặng khoảng 1,5 kg và dài khoảng hơn 41 cm.

  • Từ giờ cho tới khi chào đời, bé sẽ lên cân rất nhanh trong khi phát triển chiều cao lại chậm hơn. Trông tay, chân và thân hình bé bụ bẫm hơn do lớp mỡ tích tụ dưới da.

  • 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và  có thể xoay đầu qua bên này hay bên kia nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.

  • Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể nhìn xa 20 - 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi 7 - 9.

  • Bé rất hiếu động và có thể làm bạn khó ngủ. Bé có thể đạp vào thành bụng bạn và cuộn mình lại, cũng như xoay người lung tung… Điều này cho thấy bé rất khỏe mạnh.

  • Bé tiếp nhận tất cả dinh dưỡng cần thiết qua nhau thai. Dòng máu trong nhau là yếu tố giúp bé sản xuất nước tiểu.

  • Khoảng hơn 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần và đào thải ra ngoài cơ thể mẹ khi bé ngày 1 lớn hơn và cần nhiều không gian trong tử cung hơn.  Tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé.

Thai nhi tuần thứ 31: Bé rất hiếu động và có thể làm bạn khó ngủ. Bé có thể đạp vào thành bụng bạn và cuộn mình lại, cũng như xoay người lung tung… Điều này cho thấy bé rất khỏe mạnh. - Ảnh: Babycenter / Mevabe

Sự thay đổi của mẹ

  • Thai phụ lên cân nhanh hơn 1 chút trong tháng này, khoảgn 1,4 - 1,8kg; tính trung bình lên 450g/tuần trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng đạt đỉnh cao trong 3 tháng cuối.

  •  Do thai nhi phát triển nhanh, sẽ chèn ép lên nhiều cơ quan trên cơ thể của người mẹ, nhất là cơ hoành, khiến bạn thường xuyên cảm thấy khó thở. Đừng lo lắng khi gặp hiện tượng này, đây không phải là triệu chứng khó thở do thiếu dưỡng khí mà chỉ là do tử cung đang chèn vào cơ hoành. Vào thời điểm khoảng 34 tuần thai (hay trước khi chuyển dạ), đầu của bé sẽ hướng xuống dưới để sẵn sàng "chui ra". Khi đó, việc ăn uống và hít thở sẽ dễ dàng hơn.

  • Thai nhi trong cơ thể mẹ ở giai đoạn này có xu hướng quay đầu xuống phía dưới.

  • Thời điểm này vẫn chưa phải là quá muộn nếu muốn tránh xa khói thuốc lá vì bé sẽ được tăng cường ôxy ngay khi bạn bỏ thuốc. Đồng thời hãy cố gắng khuyến khích những người bạn thường tiếp xúc bỏ thuốc, điều này cũng hữu ích như chính khi thai phụ không hút thuốc lá vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy những rẻ có nguy cơ đột tử cao là con của các bà mẹ hút thuốc hay thai phụ sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá.

  • Để ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ thật không đơn giản. Khi áp lực tử cung tăng lên, mọi vận động đều khó khăn hơn, chưa kể áp lực lên bàng quang khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện liên tục. Những giấc mơ cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ, giúp bạn ngủ ngon hơn hay đột ngột tỉnh giấc. Đừng quên kể cho người bạn đời nghe về những giấc mơ của mình.

Lời khuyên hữu ích

Xoa bóp chân với dầu ôliu và để chân lên cao 20 phút sẽ giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch chân.

Những việc cần lưu tâm

  • Tại sao lại dễ bị giãn tĩnh mạch chân khi bầu bí?

  • Quan tâm tới cơn gò Braxton Hicks các sẽ giúp bạn phân biệt được chúng với các dấu hiệu chuyển dạ thực sự.

  • Xử trí với chứng chuột rút.

Những lo lắng thường gặp

Tôi thực sự rất mong chờ ngày bé chào đời nhưng cũng lo lắng về trách nhiệm làm mẹ. Tôi có thể làm gì để trở thành một người mẹ tuyệt vời?

  • Xin chia sẻ với bạn tâm trạng này và không ai khác, chính bạn bè và người thân sẽ là những người giúp đỡ bạn rất nhiều trong những tuần đầu tiên làm mẹ.

  • Một trong những việc mọi người có thể làm khi bạn vừa sinh là hạn chế tối thiểu khách tới thăm, nghe điện thoại giúp bạn… để sản phụ được nghỉ ngơi hoàn toàn sau sinh.

  • Nếu sinh mổ, sản phụ sẽ cần nhiều sự chăm sóc hơn cho đến khi vết mổ lên da non.

  • Trên tất cả hãy để bé hiểu rằng bạn luôn bên bé. Ôm ắp, tắm rửa, cho bé bú… sẽ giúp thắt chặt tình mẫu tử. Hãy hướng dẫn người bạn đời để họ gần gũi với bé hơn, mở đầu cho một gia đình hạnh phúc.

  • Ngoài ra, bạn cũng có thể có những lo lắng như không biết khi nào thì nên thay tã? Khi nào có thể tắm cho bé?

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn đã quyết định xem sẽ cho bé bú sữa mẹ hay sữa bình chưa? Cả hai đều có những thuận lợi và bất lợi. Nghiên cứu kỹ càng cả hai cách sẽ giúp bạn có được quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Không may là bệnh trĩ khá phổ biến trong thai kỳ. Bệnh trĩ là sự giãn (sưng) tĩnh mạch trực tràng và thường gây đau đớn. Bệnh thường xuất hiện vào quý ba. Bệnh trĩ có liên quan đến chứng táo bón. Táo bón kết hợp với áp lực tăng lên trực tràng và đáy chậu là lý do chủ yếu khiến phụ nữ bị bệnh trĩ. Đứng trong thời gian kéo dài và tuổi người mẹ càng cao cũng có thể là những yếu tố góp phần gây bệnh trĩ.

Tin tốt lành là bệnh trĩ thường được cải thiện sau khi sanh bé. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể có một số cách điều trị bệnh trĩ. Bất kỳ một hay nhiều phương pháp sau đây đều có thể giúp giảm nhẹ bệnh trĩ:

• Để bột nở (ẩm hay khô) vào nơi bị trĩ để làm hết ngứa

• Tắm nước nóng có pha bột nở

• Dùng nước chanh để giảm sưng hay chảy máu

• Tắm với thảo dược

• Dùng gạc y tế hiệu Tucks

• Dùng thuốc mỡ làm bằng rễ cây Comfrey hay Yellowdock

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là tránh bị táo bón. LUÔN LUÔN kiểm tra lại với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ dược phẩm nào cho tình trạng này.

 Dành cho ba của bé

Có một bé mới sinh trong nhà có thể là một sự kiện gây ra một số lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nhẹ điều này bằng cách bảo đảm rằng bạn và cô ấy có thể xử lý những tình huống khẩn cấp. Xem xét theo học một lớp hồi sức tim phổi sơ sinh và sơ cứu. Tham khảo các trung tâm cộng đồng địa phương hay bác sĩ để tìm các lớp như vậy.

(Tinsuckhoe.com Tổng hợp)

Liên hệ với chúng tôi

  • Số 4/9/259 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • (+84.4) 22 42 01 68 // 85 85 26 70 - Fax: (+84.4) 3650 1791
  • contact@davincipharma.com
Thời tiết hôm nay