Mua 318 viên thuốc trị giá 50.000 đồng, chị N hy vọng mình sẽ khỏi bệnh hen suyễn vì được nghe giới thiệu đây là phương thuốc gia truyền. Chị đâu ngờ chỉ trong tích tắc chị suýt gõ cửa thần chết.
Những loại trái cây trong tủ lạnh ngon lành, những que kem lạnh tê răng hay phòng điều hòa nhiệt độ mát mẻ… đều là những thứ rất hấp dẫn các bé nhưng cũng có thể gây viêm phổi cho trẻ.
Dùng sữa đậu nành và đậu hũ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Andy Lee thuộc Đại học Kỹ thuật Curtin (Úc) dẫn đầu, theo hãng tin New Kerala.
Bạn thường xuyên bị mắc các bệnh đường đường hô hấp. Hãy kiểm tra xem, quanh bạn có những “kẻ thù” nào dưới đây không:
Ho là cách của cơ thể tống khứ những vật lạ hoặc chất nhầy ra khỏi phổi và phần trên của đường khí quản, hoặc là đáp ứng lại sự kích ứng của khí quản. Ho có những đặc điểm phân biệt bạn có thể biết để nhận ra. Ho chỉ là một dấu hiệu chứ không phải là một căn bệnh, và thường sự quan trọng của cơn ho ở bạn chỉ có thể được quyết định một khi những dấu hiệu khác đã được xem xét.
Có tới gần 200 căn bệnh được gọi cái tên chung là cảm lạnh. Nguyên nhân gây bệnh là những virut - những sinh vật sống rất nhỏ được truyền từ người bệnh sang người khỏe trong những giọt chất nhầy bắn ra khi ho, hắt xì hơi, thậm chí cả khi nói chuyện. Virut thâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công bên trong các tế bào đường hô hấp trên và hủy hoại chúng.
Viêm mũi dị ứng thuộc bệnh của đường hô hấp trên. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa xuất hiện nhiều hơn, nhất là mùa nóng chuyển sang mùa mưa, ẩm ướt, mùa lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi.
Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang. Viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàn.Viêm xoang trẻ em khác với người lớn, đây không phải là người lớn thu nhỏ mà ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Hệ thống xoang mặt bắt đầu được hình thành từ tuần thứ tư của thời kỳ bào thai, xuất phát từ một tế bào sàng.
Không khí lạnh thất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nhiều và hậu quả là chứng ngạt mũi sẽ có cơ hội tìm đến. Sau đây là một số mẹo đơn giản để giữ cho mũi luôn được thông thoáng trong thời tiết này.
Do môi trường ô nhiễm nên những bệnh mũi xoang phát triển nhiều, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh về tai mũi họng. Hiểu được các tác nhân gây nên bệnh, cũng như cách điều trị, chúng ta sẽ phòng ngừa được tốt, tránh để các biến chứng hậu quả khó lường.
Thời tiết lạnh, nhất là khi nhiệt độ chênh lệch trong ngày khá lớn, sáng sớm và chiều tối rét sâu, những người có bệnh mạn tính, nhất là người già và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hơn thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh... ho, viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm
Việc điều trị xoang phức tạp và kéo dài, phải cân nhắc có thật sự cần mổ hay không vì ngay cả khi đã mổ rồi, thì dù bằng phương pháp nào chăng nữa cũng không có nghĩa sẽ hoàn toàn hết bệnh và không bị tái phát, như cam kết của một số cơ sở điều trị trong các mẩu quảng cáo.
Hệ thống miễn dịch là người bạn tốt nhất giúp phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm khi mùa lạnh đến, mưa không dứt và gió lạnh ù ù. Bạn có biết cách tăng cường hệ thống miễn dịch? Nếu chưa, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn. cảm cúm, cảm lạnh
Tiết trời từ mùa Đông chuyển sang Xuân với thời tiết lạnh có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tất cả là điều kiện thuận lợi để vi trùng, virut, nấm mốc, ký sinh trùng… phát triển nên con người nhất là người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn các mùa khác, trong đó cao nhất là bệnh về hô hấp
Chúng ta ai cũng đã từng bị cúm, hay những đợt hắt hơi sổ mũi kéo dài mà không khỏi. Ðó là một nguy cơ rất dễ dẫn đến viêm xoang. Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ ước tính, hàng năm có 35 triệu người Mỹ bị cảm cúm trở thành viêm xoang cấp tính nhiễm khuẩn, chiếm số lượng người khám lớn nhất của những người đi khám bệnh tai mũi họng.